Hoành Phi là gì? Hoành Phi đặt ở đâu?Hoành Phi viết chữ gì?… đó là câu hỏi mà nhiều khách hàng đang tìm dâu giải đáp?
MỤC LỤC.
Hoành Phi treo ở đâu?
Chữ trên Hoành Phi viết gì?
1: Hoành Phi là gì?
Hoành Phi là những tấm biển gỗ có hình thức trình bày theo chiều ngang treo trên cao bên ngoài các gian thờ tại đình chúa, từ đường…thường ở trên đó khắc 3-4 từ chữ Đại Tự( chữ lớn)
Từ HOÀNH PHI nguyên nghĩa là bảng nằm ngang với HOÀNH là ngang, PHI là phô bày.
2. Hoành Phi treo ở đâu ?:
Hoành phi được treo ở những nơi thờ cúng như đình, đền, nhà thờ họ, phía trên bàn thờ gia tiên, nơi lăng mộ…
Vị trí của hoành phi thường treo ngay ngắn nơi chính giữa hoặc những vị trí trang trọng khác của đền, đình hoặc ngôi nhà, hướng ra ngoài, cố định và ít di chuyển, tạo cảm giác bền vững, lâu dài.
Có gia đình chỉ treo tại bàn thờ tổ tiên một bức hoành phi, nhưng cũng có gia đình treo đến hai ba bức, thường là gia đình khá giả. Xưa, những nhà nghèo không có hoành phi bằng gỗ thường dùng những tấm cót, nẹp vào rồi dán những tấm giấy đỏ có viết đại tự lên.
3. Chữ trên Hoành Phi:
Chữ trên Hoành phi gồm 2 nội dung: Dòng chữ lớn (gọi là Đại Tự) và dòng chữ nhỏ (gọi là dòng Lạc Khoản)
3.1 Dòng chữ lớn (Đại Tự): có nội dung thể hiện lòng tôn kính với tổ tông, bề trên, thần thánh.v.v…với các câu phổ thông như:
ĐỨC LƯU QUANG: Đức sáng lưu giữ muôn đời.
ẨM HÀ TƯ NGUYÊN: Uống nước nhớ nguồn.
Dữ Nhật Nguyệt: Mãi sáng với Mặt Trăng, Mặt Trời.
Hộ Quốc Tí Dân: Bảo vệ đất nước, che chở nhân dân.
Tích thụ kim hoa: Cây xưa nở hoa nay.v.v…
Thiện dư khánh : Tích thiện có nhiều phúc
3.2 Dòng chữ nhỏ (dòng Lạc Khoản):
Những chữ Lạc Khoản nhỏ hơn được ghi ở một hoặc hai bên bức hoành phi. Phía bên phải ghi năm lập, phía bên trái ghi người lập.
Dòng chữ Lạc Khoản này sẽ cho chúng ta biết thông tin về chủ nhân của hoành phi, người viết, người tặng, sự kiện tạo ra bức hoành phi đó, về thời gian xây dựng đình, đền, nhà thờ họ…
4. Kiểu dáng của Hoành Phi:
Hoành phi có nhiều loại, có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt. Tuy nhiên, đặc sắc và độc đáo nhất phải kể đến những hức hoành phi được làm bằng kỹ thuật “chạm đắp”, với việc chạm riêng một vài chi tiết như đầu rồng, đầu chim, các loại hoa văn…sau đó đắp vào bức chính.
Hoành phi được làm bằng gỗ không mọt (như gỗ gụ, gõ gổi, gỗ mít …), được chạm lộng, chạm đắp, gắn kết với nhau thông qua ngàm mộng chứ không dùng đinh. Hoành phi cổ thường được cấu tạo theo hai dạng chính là dạng hình chữ nhật và hình cuốn thư, ngoài ra còn có bức dạng chiếc khánh, hình ô van.
Hình trang trí trên các bức hoành phi như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thời (mai, lan, cúc, trúc), hình quyển sách và cây bút, hình thanh gươm… ngoài việc làm nổi bật thêm nội dung của những chữ trên bức hoành phi, còn thể hiện sự sáng tạo và thẩm mỹ của người tạo tác.
> Xem thêm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.